Điều kiện để Tòa án thụ lý đơn xin ly hôn

dieu-kien-thu-ly-don-ly-honĐể Tòa án có căn cứ thụ lý, giải quyết đơn xin ly hôn, khi nộp đơn, nguyên đơn phải nộp kèm theo các giấy tờ nhất định để chứng minh yêu cầu trong đơn. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp nguyên đơn không thể cung cấp được đầy đủ thông tin và tài liệu chứng minh cho Tòa án. Để giải quyết trường hợp này, Trí Tuệ Luật xin đưa ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ Quý khách hàng đơn phương tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định.

 

1. Về hồ sơ khởi kiện

Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định, hồ sơ xin ly hôn bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

- Đơn xin ly hôn

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản gốc)

- Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu, hộ khẩu hai vợ chồng (Bản sao)

- Giấy khai sinh các con (Nếu có – Bản sao)

- Chứng từ, tài liệu chứng minh tài sản (Nếu có tranh chấp về tài sản – Bản sao)

- Giấy hòa giải của UBND phường (nếu có).

Ghi chú:

- Trường hợp thiếu Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của các con, đương sự có quyền sao lục các giấy tờ trên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Trường hợp không có số hộ khẩu, giấy đăng ký tạm trú, nguyên đơn có thể làm đơn đề nghị công an địa phương nơi vợ/chồng thường trú/tạm trú xác nhận địa chỉ thường trú/tạm trú của các bên để bổ túc cho tòa án. Đối với trường hợp vợ/chồng cư trú nhưng không đăng ký, nguyên đơn vẫn có thể đề nghị công an địa phương xác nhận tình trạng cư trú thực tế của đương sự để bổ sung vào hồ sơ.

2. Về thẩm quyền của Tòa án

Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định thẩm quyền giải quyết ly hôn là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu các đương sự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án địa phương này giải quyết.

Trường hợp bị đơn có nơi thường trú nhưng đã đi khỏi địa phương và thay đổi nơi tạm trú liên tục khiến Tòa án không thể gửi giấy triệu tập thì nguyên đơn có thể nộp đơn ly hôn tại Tòa án cấp huyện nơi bị đơn đang công tác, làm việc.

3. Bị đơn vắng mặt trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án

Pháp luật tố tụng dân sự quy định: Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án giải quyết vắng mặt bị đơn.

Ở giai đoạn hòa giải, nếu bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì Tòa án sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử.

Tại giai đoạn xét xử, luật quy định: Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Như vậy, nếu bị đơn cố tình gây khó khăn bằng cách không đến tòa án, không hợp tác với tòa thì sau năm lần triệu tập hợp lệ (một lần để tổng đạt thông báo thụ lý, ghi bản tự khai; hai lần để hòa giải và hai lần để xét xử) mà đương sự vắng mặt, tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án theo quy định.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN