Giành quyền nuôi con, phân chia tài sản khi ly hôn
- Chi tiết
- Viết bởi Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh, uy tín, giá rẻ
Theo thống kê của toàn ngành Tòa án nhân dân, các vụ việc thụ lý dân sự sơ thẩm về hôn nhân gia đình luôn chiếm số lượng cao nhất so với các loại án khác. Và cũng từ thực tiễn này, việc giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình tại Tòa án đã cho thấy nhiều bất cập chủ yếu có nguyên nhân từ luật…
Con khóc ròng vì cha mẹ tự “chia”
Sống với nhau được 5 năm mặn nồng thì anh Nguyễn Văn Bính và chị Lê Thị Nụ (ở huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) quyết định dẫn nhau ra tòa ly hôn. Vì đứa con gái chung chỉ mới 3 tuổi nên họ đã tự thỏa thuận là chị Nụ sẽ nuôi con.
Tòa án theo yêu cầu của đương sự cũng chỉ ghi nhận sự thỏa thuận này trong quá trình giải quyết ly hôn chứ không tham gia vì không có yêu cầu. Nhưng một thời gian sau đó, anh Bính đã đâm đơn ra Tòa yêu cầu Tòa ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con với lý do chị Nụ chuẩn bị xuất cảnh lấy chồng nước ngoài và sẽ mang theo con gái. Nói chuyện với vợ cũ không thành công, sợ mất con, anh Bính đành liều gửi đơn dù biết rõ rằng trước đó việc nuôi con là do hai vợ chồng tự thỏa thuận chứ không phải quyết định của Tòa án. Về phần mình, Tòa án cũng rất vướng khi giải quyết việc này.
Trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có Chương X quy định về việc ly hôn và đề cập tới các hệ quả của việc ly hôn như Điều 92 về trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn, Điều 95 đến 99 giải quyết các vấn đề về liên quan đến tài sản chồng vợ… , nhưng tiếc rằng lại thiếu hẳn một vế quan trọng, đó là quy định các vấn đề đó bắt buộc phải được đưa ra giải quyết khi ly hôn. Thế nên, khi có đơn yêu cầu giải quyết ly hôn, nếu các bên không có yêu cầu thì bản án, quyết định của Tòa chỉ giải quyết ly hôn, còn về phần con chung và tài sản chỉ ghi là: không có yêu cầu Tòa giải quyết (hoặc tự giải quyết).
Sau đó, nếu một hoặc các bên phát sinh tranh chấp và có đơn yêu cầu thì Tòa án sẽ giải quyết bằng vụ việc khác. Vì sự thiếu hụt quy định này mà theo bà Phan Thị Vân Hương – Phó Trưởng phòng giám đốc xét xử án hôn nhân - Tòa Dân sự TANDTC, trong nhiều trường hợp khi Tòa chỉ đơn thuần giải quyết cho hai bên chấm dứt hôn nhân nhưng con cái để tự giải quyết đã dẫn đến tình huống cả hai cha mẹ đều lập gia đình mới và đùn đẩy trách nhiệm nuôi con cho nhau. Thậm chí, khi xảy ra chuyện gì đó nhà trường, cơ quan xã hội cần xác định người chịu trách nhiệm chính nuôi dưỡng chăm sóc trẻ cũng không biết phải liên hệ với ai.
“Về mặt pháp luật, tôi nghĩ chúng ta cần thiết phải có quy định bắt buộc các bên nếu có ly hôn thì phải có ý kiến về việc giao ai là người trực tiếp nuôi dưỡng con và ý kiến này cần được thông báo tới Tòa.
Mặt khác, Việt Nam cũng chưa có cơ quan nào được giao thẩm quyền thực thi bảo vệ quyền trẻ em trong trường hợp trẻ bị xâm phạm các quyền cơ bản (như bị cha mẹ ngược đãi, không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, không cho đến trường…) mà chỉ quy định quyền khởi kiện của các cơ quan tổ chức bảo vệ lợi ích chung. Mà nếu như các cơ quan này không biết hoặc không thực hiện việc kiện thì trẻ hoàn toàn bị thiệt thòi” – bà Hương nhấn mạnh.
Đừng để người dưng thành nạn nhân
Cũng “khóc ròng” vì sự tự thỏa thuận trong ly hôn, nhưng đối tượng trong câu chuyện dưới đây lại không phải đứa con mà là một công dân trưởng thành hẳn hoi. Tại tỉnh B. đã từng có một vụ án ly hôn khiến người ta nhớ mãi. Vốn bản tính hiền lành, tôn trọng vợ nên khi cuộc hôn nhân tan vỡ, anh Tăng Văn Thanh đã chủ động nói với vợ không cần phải nhờ Tòa phân chia tài sản mà cụ thể ở đây là căn nhà được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.
Sau khi ly hôn, anh Thanh dọn đến tập thể cơ quan ở, còn chị Mai vợ anh ở lại căn nhà cũ. Sau đó một thời gian, khi anh Thanh đi tu nghiệp nước ngoài 4 năm trở về thì được biết chị Mai đã bán nhà dọn đi tỉnh khác ở được khoảng 2 năm. Bực vì người cũ quá thiếu tôn trọng mình như vậy, anh Thanh đã khởi kiện yêu cầu hủy việc bán nhà của chị Mai và đòi lại một nửa căn nhà.
Lúc này giá nhà đã lên cao gấp hai ba lần so với lúc mua, nên việc hủy toàn bộ hay một nửa hợp đồng mua bán đều gây thiệt hại lớn cho người đã mua căn nhà do chị Mai bán.
Trường hợp này không quá hiếm trong thực tiễn giải quyết các vụ án ly hôn và đều có nguyên nhân từ sự bất hợp lý trong quy định của pháp luật khi không bắt buộc các bên phải có thỏa thuận chấm dứt tài sản chung vợ chồng khi ly hôn trước Tòa.
Việc tranh chấp với bên mua, bên nhận thế chấp chắc chắc sẽ xảy ra. Vì thế, theo quan điểm của cơ quan xét xử, trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân – Gia đình tới đây, cần đặc biệt lưu ý quy định về việc thỏa thuận giải quyết tài sản chung khi ly hôn, nhất là đối với loại tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu. Và, nhất thiết Tòa án phải biết đến sự thỏa thuận này khi xét xử (dù cho đương sự đã tự thỏa thuận ổn thỏa) hoặc giải quyết nếu đương sự có yêu cầu.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn tốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Nhân quyền phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài (30/03/2022)
- Nam nữ có được phép sống chung khi chưa đăng ký kết hôn (30/03/2022)
- Tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con (30/03/2022)
- Chia tài sản khi nam nữ không có đăng ký kết hôn (30/03/2022)
- Mẫu đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên (30/03/2022)
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân gia đình (30/03/2022)
- Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình (30/03/2022)
- Tư vấn hôn nhân gia đình (30/03/2022)
- Xét nghiệm ADN cha con, khi ly hôn (30/03/2022)
- Tư vấn luật hôn nhân gia đình (30/03/2022)