Tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con
- Chi tiết
- Viết bởi Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh, uy tín, giá rẻ
Con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của tòa xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực là con chung của hai người. Tòa buộc người vợ phải chứng minh cháu bé sinh ra sau khi ly hôn là con của chồng cũ là không phù hợp.
Hơn 10 năm trước, anh T. kết hôn với chị L. rồi sinh được một bé trai. Do chị L. làm hướng dẫn viên du lịch nên nay đây mai đó khiến anh T. thường nghi vợ không chung thủy.
Sinh con sau sáu tháng ly hôn
Sự nghi ngờ này khiến cho hai vợ chồng luôn xung đột. Đến đầu năm 2006, anh T. gửi đơn ra tòa đòi ly hôn. Do chị L. cũng đồng ý nên ngày 10-5-2006, tòa ra quyết định công nhận việc thuận tình này…
Sáu tháng sau, chị L. sinh thêm một bé gái. Làm giấy khai sinh cho con chị vẫn khai tên cha là anh T. Được một thời gian, do hoàn cảnh khó khăn, chị L. yêu cầu anh T. góp thêm tiền để nuôi bé thứ hai. Anh T. không đồng ý vì cho rằng bé không phải con mình.
Thấy anh T. dây dưa từ chối trách nhiệm của người cha, chị L. làm đơn khởi kiện yêu cầu TAND huyện T. (tỉnh Quảng Bình) giải quyết buộc anh T. phải cấp dưỡng nuôi bé.
Sau khi xem xét đơn khởi kiện, tòa cho rằng chị L. sinh cháu bé sau khi đã ly hôn nên để có cơ sở buộc anh T. cấp dưỡng nuôi con, chị phải làm đơn yêu cầu tòa án xác định cháu bé này là con anh T. Sau khi có kết quả, tòa mới xem xét giải quyết vụ kiện đòi cha cấp dưỡng…
Vẫn là con chung
Với tình huống khởi kiện của chị L. đã có hai luồng quan điểm trái ngược nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng Tòa án huyện T. buộc chị L. phải có yêu cầu xác định cha cho con là cần thiết, đúng quy định. Bởi chị L. sinh cháu bé sau khi đã ly hôn chồng. Trong quyết định giải quyết việc ly hôn trước đó đã không đề cập, không xác định người con này là con của ai. Chính vì vậy, để có cơ sở quyết định việc chăm nom, cấp dưỡng nuôi con thì chị L. phải yêu cầu tòa án xác định cha cho con.
Ngược lại, quan điểm thứ hai bảo yêu cầu trên của tòa là không cần thiết vì vấn đề này đã được pháp luật quy định. Theo Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng… Trường hợp nào được coi là người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân thì Điều 21 Nghị định 70 (ngày 3-10-2001 của Chính phủ, quy định chi tiết Luật Hôn nhân và Gia đình) cũng quy định cụ thể: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật thì được xác định là con chung của hai người”. Như vậy, trường hợp này tòa án phải thụ lý giải quyết đơn kiện của chị L. vì cháu bé sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi vợ chồng chị L. có quyết định ly hôn.
Những người theo quan điểm thứ hai phân tích thêm, tòa án chỉ phải xác định cháu bé là con của ai trong trường hợp anh T. không thừa nhận cháu là con. Tuy nhiên, lúc này anh T. phải có yêu cầu nhờ tòa giải quyết. Tòa buộc chị L. phải yêu cầu tòa án xác định đó là con chung của hai người là không phù hợp.
Việc tồn tại quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân hoặc ngoài thời kỳ hôn nhân là một thực tế của xã hội từ xưa đến nay. Chính vì vậy mà pháp luật hôn nhân và gia đình đã dự liệu bằng việc đưa ra khung pháp lý xác định cha, mẹ cho con trong giai đoạn này. Quan điểm thứ hai nêu trong bài báo là phù hợp, đúng pháp luật, tôi đồng tình với quan điểm này.
Người chồng có thể cho rằng đó không phải là con mình. Cũng có thể có lý. Nhưng như vậy anh phải yêu cầu tòa xác định… Trên thực tế sẽ có hai kết quả, một là cháu bé không phải là con anh, hai là con của anh. Việc cháu không phải con anh, anh từ chối cấp dưỡng là không sai. Tuy nhiên, nếu là con anh thật thì anh phải có trách nhiệm chăm lo, nuôi dưỡng con, không tránh đi đâu được.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn tốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dịch vụ giải quyết ly hôn
- giành quyền nuôi con
- kết hôn có yếu tố nước ngoài
- ly hôn có yếu tố nước ngoài
- tranh chấp giành nuôi con
- tư vấn giành quyền nuôi con
- tu van hon nhan gia dinh
- tư vấn hôn nhân gia đình
- tu van ly hon
- tư vấn ly hôn
- tư vấn ly hôn đơn phương
- tư vấn thuận tình ly hôn
- vấn thuận tình ly hôn
Thông tin luật mới nhất
- Điều kiện kết hôn trong Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000 (30/03/2022)
- Cần sửa đổi quy định về độ tuổi kết hôn (30/03/2022)
- Giành quyền nuôi con, phân chia tài sản khi ly hôn (30/03/2022)
- Nhân quyền phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài (30/03/2022)
- Nam nữ có được phép sống chung khi chưa đăng ký kết hôn (30/03/2022)
Thông tin luật cũ hơn
- Chia tài sản khi nam nữ không có đăng ký kết hôn (30/03/2022)
- Mẫu đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên (30/03/2022)
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân gia đình (30/03/2022)
- Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình (30/03/2022)
- Tư vấn hôn nhân gia đình (30/03/2022)
- Xét nghiệm ADN cha con, khi ly hôn (30/03/2022)
- Tư vấn luật hôn nhân gia đình (30/03/2022)
- Tư vấn cứu vãn hôn nhân trước khi ly hôn (30/03/2022)
- Dịch vụ ly hôn ly hôn đơn phương nhanh nhất (11/03/2022)
- Thẩm quyền thụ lý giải quyết án ly hôn đơn phương? (11/03/2022)