Tranh chấp tài sản khi ly hôn

tranh-chap-tsChồng tôi mồ côi từ nhỏ . Tôi và chồng lấy nhau được mấy năm thì đến năm 1990 sinh đứa con đầu lòng. Nhưng đến ngày 01-12-1986 thì chúng tôi làm giấy chứng nhận đăng kí kết hôn do Uỷ Ban Nhân Dân TT An Lộc cấp.

 

Sau đó chúng tôi sinh thêm 2 đứa con nữa. Làm ăn thất bại tại Bình Long Tỉnh Bình Phước nên vợ chồng chúng tôi đã bán đất ở Bình Long được một khoảng tiền và về Vĩnh Tân,Tân Uyên sinh sống . Thời gian đầu tuy hơi vất vả, nhưng vợ chồng chúng tôi vẫn ổn.vợ chồng mở quán ăn nhỏ tại đây, được bà con hàng xóm giúp đỡ , chúng tôi làm an cũng đủ sống . Sau đó ,chúng tôi mua được miếng đất của bà Hồng hiện đang sống ở Hooc Môn TPHCM .Vì không đi học nên chữ nghĩa cũng không hiểu biết nhiều nên để cho chồng tôi đứng tên nhưng vẫn là của 2 vợ chồng . Xây một nhà lầu và 4 mặt bằng . T­rong khi đó, có thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng để vay tiền xây nhà.đến nay vẫn chưa trả nợ xong . Mấy năm sau , sau khi làm ăn được , chồng tôi bắt đầu trở lại thói quen cũ,theo ban bè đi chơi , có khi đi từ trưa đến khuya mới về . Để tôi ở nhà phải bán buôn một mình , hết tiền thì xin tôi rồi đi chơi tiếp . Vì cũng nghi ngờ , nên nhiều lần tôi cũng đi rình xem chồng mình làm gì . Nghe mọi người nói ra nói vô rằng chồng tôi có bồ nhí ở ngoài . nhiều

lúc tôi buồn quá nên tìm đến men rượu để bầu bạn . Nhưng nghĩ tới con , tôi cố gắng gạt bỏ đi để bán buôn nuôi con . sáng đi chợ mua đồ về bán , chồng tôi thì chở phụ tôi mang hàng về nhưng bữa có bữa không . Có hôm chồng tôi về còn đánh đập tôi , còn lưu lại những vết đánh trên người tôi . mọi người đều có thể làm chứng . rồi hôm tôi buồn , đi xuống nhà trọ của đứa con đầu của tôi ở 1 ngày . Tối đó , chồng tôi đem một người con trai về , hai người đã làm việc lăng loàn và vô tình thằng con trai út của tôi thấy , nhưng nó chỉ dám kể cho chị nó nghe vì nó sợ bố. tôi nghĩ , liệu một người như vậy có thể sẽ làm người cha tốt được không. Gần đây là nhưng mâu thuẫn không thể giải quyết nữa .cuộc hôn nhân này , đối với tôi như địa ngục , vì vậy tôi muốn kết thúc . Chồng tôi nói , tạm thời vợ chồng li thân , chồng tôi có đi với ai làm gì thì kệ chồng tôi , còn nhà cửa đất đai thì sau khi được nhà nước bồi thường tiền ở phía trước thì chồng tôi sẽ lấy tiền đó ra đi. Còn nhà cửa thì để lại cho mấy mẹ con tôi . nhưng ngày nào anh cũng kiếm cớ về chửi mắng mẹ con tôi.Nên tôi muốn được dứt khoát. Nên đã kêu đứa con lớn về làm đơn ly hôn . Có ghi tài sản chung là mảnh đất và nhà hiện đang sống và thỏa thuận chia tài sản. Hiện tôi vẫn còn giữ . e muốn hỏi

nếu trong trường hợp này, mẹ em ly hôn có được chia nữa tài sản không nếu bố em có giấy tay là ghi cho bố em sử dụng đất để nuôi 3 đứa cón. nhưng hiện giờ mẹ em nôi hết 3 đứa vậy có phải bố em phải dưa dất lại cho mẹ em ?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn ly hôn như sau:

Mẹ bạn có thể gửi đơn xin ly hôn tại tòa án nhân dân quận huyện nơi bộ mẹ bạn sinh sống (trường hợp bố bạn cư trú tại nơi khác thì nộp tài tòa án nhân dân quận/huyện nơi bố bạn cư trú).

Về vấn đề chia tài sản ly hôn tòa án sẽ xem xét công sức đóng góp của từng người để chia tài sản chung của bố mẹ bạn trong thời kỳ hôn nhân. Khi mẹ bạn làm thủ tục ly hôn thì theo nguyên tắc tài sản chung nếu hai bên không chứng minh được đó là tài sản riêng của mỗi người thì về nguyên tắc chia đôi theo quy định tại ĐIều 95 luật hôn nhân và gia đình 2000:

Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Về nuôi con và cấp dưỡng:  Theo quy định tại Điều 92 Luật hôn nhân gia đình quy định như sau:

Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN