Điều kiện để có quyền nuôi con khi ly hôn?
- Chi tiết
- Viết bởi Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh, uy tín, giá rẻ
Tôi kết hôn năm với chồng năm 2004. Thời kỳ đầu chúng tôi chung sống hạnh phúc và đã có một con gái sinh năm 2006. Tuy nhiên, khi tôi mang thai đứa con thứ hai được 3 tháng thì chồng tôi có những biểu hiện không bình thường, thường xuyên về muộn, thậm chí có nhiều lần viện cớ công tác qua đêm không về nhà.
Tôi đã nhiều lần gạn hỏi, thậm chí làm căng nhưng chồng tôi không chịu nói. Cho tới một lần tôi trực tiếp bắt gặp chồng tôi cặp kè với một cô gái khác, và anh ta thú nhận đã quan hệ với cô gái đó hơn một năm nay, đồng thời xin tôi tha thứ. Vì nghĩ đến con còn nhỏ và cả đứa con trong bụng, tôi đã cắn răng nhẫn nhịn bỏ qua, tuy nhiên anh ta dường như vẫn chứng nào tật nấy, thậm chí còn công khai hơn.
Đến khi tôi có mang tháng thứ 6 thì toàn bộ tiền lương, thu nhập anh ta không hề đóng góp vào để nuôi con và lo việc gia đình. Anh ta còn tàn nhẫn tuyên bố muốn ly hôn với tôi và đòi nuôi đứa con lớn. Hiện tôi đang mang thai đứa con thứ hai đến tháng thứ 8. Tôi muốn được biết trong trường hợp này nếu tôi không đồng ý ly hôn thì liệu Tòa án có giải quyết không? Nếu tôi đồng ý ly hôn thì tôi có được quyền nuôi cả hai con không? Chồng tôi có nghĩa vụ gì nếu tôi được quyền nuôi cả hai con? Điều kiện nào để tôi được nuôi cả hai con?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:
Căn cứ vào quy định của pháp luật, các vấn đề chị hỏi sẽ được giải quyết theo các trường hợp như dưới đây:
1. Trường hợp người đồng nhất quyết đơn phương xin ly hôn mặc dù người vợ không đồng ý
Khoản 2, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Luật HNGĐ) quy định: “Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.
Theo quy định tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HNGĐ, nếu chồng chị vẫn kiên quyết đơn phương xin ly hôn và nộp đơn thì Tòa án sẽ trả lại đơn hoặc giải thích cho chồng chị về việc anh chưa có quyền yêu cầu ly hôn để anh tự nguyện rút đơn về. Sau khi được giải thích, nếu chồng chị vẫn kiên quyết không rút đơn thì Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục chung và quyết định bác đơn yêu cầu xin ly hôn của chồng chị. Trong trường hợp bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn.
Vì vậy, nếu chị không đồng ý ly hôn (tức là không thuận tình ly hôn) thì chồng chị sẽ không có quyền đơn phương xin ly hôn cho đến khi đứa con thứ hai của chị được tròn 12 tháng tuổi. Do vậy cũng không phát sinh các vấn đề mà chị thắc mắc như quyền được trực tiếp nuôi hai con và nghĩa vụ của chồng sau khi ly hôn.
2. Trường hợp người vợ đồng thuận ly hôn
Nếu chị cân nhắc và quyết định đồng ý ly hôn với chồng, đồng ý ký vào đơn xin ly hôn, Tòa án sẽ thụ lý đơn và giải quyết cho anh chị ly hôn nếu có đủ căn theo quy định tại Điều 89 Luật HNGĐ: Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn. Khi đó sẽ phát sinh các vấn đề sau:
2.1. Thứ nhất, về quyền trực tiếp nuôi con
Điều 92 Luật HNGĐ quy định: Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Nếu đứa con đầu tiên của chị tính đến thời điểm xét xử chưa đầy 3 tuổi thì chị sẽ được nuôi cháu và đứa con thứ hai sau khi sinh chị cũng sẽ được nuôi. Tất nhiên, chị cũng cần chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc cả hai con như: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục,…
2.2. Thứ hai, về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn:
Điều 92 và 94 Luật HNGĐ quy định:
Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
2.3. Thứ ba, Về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn
Điều 56 Luật HNGĐ quy định: Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà Tòa án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý. Phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
Như vậy, nếu chị giành được quyền trực tiếp nuôi cả hai con thì chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho chị để chị có thêm điều kiện nuôi con. Vì đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, chồng chị phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
- Tranh Chấp Quyền nuôi con và chia tài sản ly hôn? (01/06/2022)
- Chồng muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn? (01/06/2022)
- Quyền nuôi con và chia tài sản ly hôn? (01/06/2022)
- Ly Hôn Đơn Phương, Vợ Chồng đều muốn giành quyền Nuôi Con (01/06/2022)
- Chồng muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn thì phải làm những thủ tục gì? (01/06/2022)
Thông tin luật cũ hơn
- Hướng dẫn ly hôn,dành quyền nuôi con? (01/06/2022)
- Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng (26/05/2022)
- Ly hôn chồng khi không có đăng ký kết hôn, giấy tờ của chồng và Giấy khai sinh của con (26/05/2022)
- Tư Vấn Giành Quyền Nuôi Con tại Tòa án (26/05/2022)
- Hỏi đáp dành quyền nuôi con (26/05/2022)
- Điều kiện xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài (26/05/2022)
- Hỏi đáp quyền thăm con sau khi ly hôn (26/05/2022)
- Tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn (26/05/2022)
- Hỏi-Đáp về Giành Quyền Nuôi Con (26/05/2022)
- Quyền chăm sóc và bảo vệ trẻ em (26/05/2022)