Quyền chăm sóc và bảo vệ trẻ em
- Chi tiết
- Viết bởi Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh, uy tín, giá rẻ
Sau khi ly hôn, gia đình nhà chồng không cho phép con đi gặp mẹ và ông bà ngoại. Người chồng thường xuyên đi vắng, và đứa con đã chạy về ở với mẹ và ông bà ngoại. Tuy nhiên, vài ngày gần đây, người chồng đã đưa đứa bé đi mấy ngày chưa thấy về. Vậy theo các Luật sư giờ gia đình tôi nên làm gì và như thế nào để bảo vệ cháu đây?
Tôi rất mong được sự giúp đỡ và góp ý cho em tôi cũng như gia đình tôi.
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn ly hôn tốt nhất như sau:
Qua thông tin chúng tôi tiếp nhận được từ Quý khách hàng, chúng tôi có đưa ra một số ý kiến như sau:
Hai vợ chồng em gái của Anh lấy nhau từ năm 2001 và đi ra ngoài làm thuế. Người chồng sửa chữa xe máy còn vợ thì mở tiệm may trên quê hương. Hai vợ chồng chung sống được mấy năm không có con nên hai vợ chồng cũng đi chạy chữa nhiều nơi nhưng không có con. Người chồng đổ đốn chơi bời thường xuyên không có nhà, em gái Anh quyết định sống ly thân rồi về chung sống với bố mẹ ruột và mong một ngày người chồng hiểu và biết tu trí thì hợp lại. Được một vài năm sống ly thân rồi hai vợ chồng nó cũng quay về với nhau và em gái tôi làm tiệm may mặc ở quê. Gia đình có chút tiền đã mua mảnh đất cho em nó và mang tên cho hai vợ chồng em tôi và được 1 năm cũng là lúc vợ chồng em chuẩn bị đón cháu trai chào đời. Khi có cháu rồi 2 vợ chồng em Anh sống như kiểu ly thân và cháu được em gái Anh và ông bà ngoại chăm sóc và nuôi đến bây giờ, và em gái tôi luôn mở cánh cửa để đón nhận bố cháu về với phương diện phải bỏ tất cả và tu chí làm ăn nhưng anh chồng không làm được lại còn phá bĩnh hơn. Hai người đi đến quyết định ly hôn, quyền nuôi con thuộc về người chồng, mảnh đất chung của hai vợ chồng nhượng lại cho con trai nhưng khi con trai đủ 18 tuổi.
Tuy nhiên, sau khi ly hôn, gia đình nhà chồng không cho phép con đi gặp mẹ và ông bà ngoại. Người chồng thường xuyên đi vắng, và đứa con đã chạy về ở với mẹ và ông bà ngoại. Tuy nhiên, vài ngày gần đây, người chồng đã đưa đứa bé đi mấy ngày chưa thấy về.
Yêu cầu từ quý khách hàng.
- Tư vấn hướng giải quyết phù hợp cho gia đình trong trường hợp trên.
Hướng giải quyết từ phía NewVision Law.
B “Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định:
“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Theo đó, theo quy định của pháp luật, em gái Anh có quyền thăm nom con mà người chồng không được phép ngăn cản. (Trừ trường hợp em gái Anh gây cản trở đến việc nuôi con của gia đình nhà chồng). Tuy nhiên, người chồng lại luôn ngăn cản, không cho cháu được gặp mẹ và ông bà ngoại. Như vậy, người chồng đã vi phạm quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, có thể yêu cầu xử phạt hành chính và thực hiện khởi kiện dân sự.
Về phương diện xử phạt hành chính:
Theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định cử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; Phòng, chống bạo lực gia đình có quy định:
“Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
Theo đó, gia đình bạn có thể báo cơ quan chính quyền địa phương tại xã, phường để yêu cầu xử phạt trong trường hợp này.
Về thực hiện thủ tục khởi kiện dân sự:
Biện pháp hành chính không đủ để người chồng có thể thay đổi suy nghĩ, nên đồng thời, em gái Anh có thể làm thủ tục khởi kiện dân sự. Cụ thể:
Theo khoản 3 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) quy định đối với tranh chấp về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án. Theo đó, để đảm bảo quyền lợi cho con trai của em gái Anh, em gái Anh có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa để giành lại quyền nuôi con sau ly hôn.
Vì đây là vụ kiện dân sự, nên song song với việc nộp đơn khởi kiện, em gái bạn phải gửi kèm theo những giấy tờ cần thiết để chứng minh cho việc mình khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. (Người chồng suốt ngày đi vắng, không ai chăm sóc con; Gia đình nhà chồng cấm không cho cháu đi gặp ông bà ngoại, mẹ ruột của mình; Ngoài ra, có thể đưa các giấy tờ chứng minh môi trường sống hiện nay cũng như điều kiện kinh tế của cả 2 bên để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của con trai em gái Anh.
Đồng thời, nếu anh chồng có những hành vi có thể gây hại đến sức khỏe của con, gia đình nhà bạn – em gái bạn có thể làm đơn đề nghị hạn chế quyền của người chồng với con trai.
Việc nộp hồ sơ sẽ được nộp tại TAND Quận, huyện nơi hiện tại người chồng của em gái Anh cư trú, làm việc. (Cư trú có thể là nơi tạm trú hoặc thường trú).
Trên đây là nội dung tư vấn cụ thể đối với trường hợp của Quý khách hàng. Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ , tư vấn ly hôn tốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dịch vụ ly hôn đơn phương
- giai quyet ly hon tron goi
- giành quyền nuôi con
- giành quyền nuôi dưới 3 tuổi
- luật sư tư vấn giành quyền nuôi
- luật sư tư vấn ly hôn
- tranh chấp giành quyền nuôi
- tư vấn giành quyền nuôi
- tư vấn ly hôn
- tư vấn ly hôn miễn phí
- tư vấn ly hôn qua điện thoại
- tư vấn ly hôn đơn phương
- tư vấn thủ tục ly hôn
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Giành quyền nuôi con khi vợ không đủ điều kiện nuôi con (26/05/2022)
- Tư vấn nội dung và hình thức gửi đơn ly hôn (25/05/2022)
- Giải quyết đơn phương ly hôn (25/05/2022)
- Muốn nuôi con sau ly hôn (25/05/2022)
- Có thể ly hôn và quyền nuôi con (25/05/2022)
- Tư vấn giúp về đơn phương ly hôn và quyền nuôi con (25/05/2022)
- Luật ly hôn và quyền nuôi dưỡng con (25/05/2022)
- Ly hôn và quyền nuôi dưỡng con cái (25/05/2022)
- Xin ly hôn và muốn được nuôi con (25/05/2022)
- Ly hôn và muốn được nuôi con (25/05/2022)