Quyền yêu cầu chồng đóng tiền nuôi con không?
- Chi tiết
- Viết bởi Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh, uy tín, giá rẻ
Vợ chồng tôi đang làm thủ tục ly hôn. Chúng tôi có một con năm nay 4 tuổi, tôi và chồng cùng thống nhất để tôi nuôi con. Tuy nhiên, anh ấy nói sẽ không cấp dưỡng cho con. Vậy, tôi có được quyền yêu cầu chồng đóng tiền nuôi con không?Lương của chồng tôi là 15 triệu đồng/tháng. Tôi muốn biết bảng phí quy định cấp dưỡng nuôi con như thế nào?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn ly hôn như sau:
Tại Khoản 1 Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (LHNGĐ) quy định: “Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”. Tại Điểm a,b Điều 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “a.Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó, thì Tòa án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý”.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì chồng bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con bạn sau khi ly hôn. Nếu chồng bạn không tự nguyện, bạn có quyền yêu cầu chồng bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi cháu bé, việc yêu cầu bạn có thể đề nghị trực tiếp trong đơn xin ly hôn .
Hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể về tiền cấp dưỡng nuôi con cụ thể là bao nhiêu tiền, tuy nhiên theo quy định tại điểm b nêu trên thì tiền cấp dưỡng nuôi cháu bé sẽ bao gồm: chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
Đối chiếu quy định nêu trên, bạn nên cân nhắc và đưa ra một mức yêu cầu hợp lý đảm bảo việc nuôi dưỡng và ăn học cho cháu.
- dịch vụ giải quyết ly hôn
- dịch vụ ly hôn
- kết hôn có yếu tố nước ngoài
- luật sư tư vấn tài sản chung ly hôn
- ly hôn có yếu tố nước ngoài
- phân chia tài sản ly hôn
- tài sản chung vợ chồng ly hôn
- tài sản riêng vợ chồng ly hôn
- tu van hon nhan gia dinh
- tu van luat hon nhan gia dinh
- tu van ly hon
- tư vấn ly hôn
- tư vấn ly hôn đơn phương
- tư vấn thuận tình ly hôn
- tư vấn tranh chấp tài sản ly hôn
- tư vấn và giải quyết ly hôn
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Ly hôn, vợ nuôi con chồng cũ phải cấp dưỡng thế nào (02/05/2022)
- Kết hôn với con gái của chị họ được không? (02/05/2022)
- Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn? (02/05/2022)
- Những căn cứ giải quyết cho ly hôn (02/05/2022)
- Thủ tục ly hôn với người chồng đã bỏ đi biệt tích? (02/05/2022)
- Thủ tục ly hôn với người đang bỏ trốn ra nước ngoài? (02/05/2022)
- Tòa án có giải quyết ly hôn không? (02/05/2022)
- Tư vấn thẩm quyền giải quyết ly hôn (02/05/2022)
- Quá trình giải quyết ly hôn tại Tòa án? (02/05/2022)
- Quy trình, thời gian giải quyết việc ly hôn theo luật mới ? (02/05/2022)