Thủ tục hòa giải trong ly hôn như thế nào?

thu-tuc-hoa-giai-trong-ly-honTôi muốn hỏi thủ tục hòa giải trong ly hôn được pháp luật quy định như thế nào?

Chào bạn !

Trí Tuệ Luật xin tư vấn ly hôn, như sau:

Theo quy định tại Điều 86 Luật hôn nhân và gia đình: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải ở cơ sở được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”.

Theo pháp luật về hòa giải cơ sở, việc ly hôn có thể hòa giải từ nội bộ gia đình, cộng đồng dân cư; từ thôn, ấp, bản, làng đến UBND xã, thị trấn (nếu ở nông thôn); hòa giải từ tổ dân phố, khu phố, đến UBND phường (nếu ở đô thị). Ngoài ra, việc hòa giải ở cơ sở cũng có thể được tiến hành ở cơ quan làm việc của cả vợ, chồng. Theo điều 88 Luật hôn nhân gia đình ở trên thì việc hòa giải ở cơ sở là không bắt buộc, tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt động này. Hòa giải ở cơ sở với hòa giải viên là những người gần gũi, gắn bó với vợ, chồng nên hiểu rõ nhất về con người, tính cách của mỗi người cũng như quan hệ hôn nhân của họ. Từ đó, có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn và cần thiết nhất cho những người trong cuộc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay hoạt động hòa giải ở cơ sở chưa đạt được hiệu quả, hầu như chỉ mang tính “hình thức”, tỷ lệ các cặp vợ chồng quay lại với nhau sau khi được hòa giải ở cơ sở là không nhiều.

- Khi hòa giải ở cơ sở không thành, hoặc với những vụ ly hôn đơn giản, không nhất thiết phải qua hòa giải cơ sở, đương sự có quyền nộp đơn ly hôn trực tiếp cho tòa án. Điều 88 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 chỉ rõ: “Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án phải tiến hành hòa giải theo thủ tục tố tụng dân sự”. Khác với hoạt động hòa giải ở cơ sở, hòa giải tại Tòa án là một thủ tục bắt buộc, kể cả khi hai bên thuận tình ly hôn. Trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành, các bên đồng ý ly hôn, tòa sẽ hòa giải để các bên thỏa thuận vấn đề nuôi con, cấp dưỡng nuôi con, chia tài sản, nợ chung… Nếu các bên thỏa thuận được, Tòa án sẽ lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn. Sau bảy ngày kể từ ngày lập biên bản, nếu các bên vẫn không thay đổi ý kiến, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự. Việc hòa giải thuận tình ly hôn sẽ giúp cho thời gian giải quyết ly hôn được nhanh chóng, thuận lợi; các bên sẽ không mất nhiều thời gian tới lui để “hầu” tòa, nếu có tranh chấp về tài sản mà hòa giải thành, các bên chỉ phải mất 50% án phí. Như vậy, ý nghĩa của thủ tục hòa giải của tòa án không chỉ là tạo cơ hội cuối cùng để các bên có thể hàn gắn lại quan hệ vợ chồng mà còn tạo những điều kiện thuận lợi nhất định cho quá trình ly hôn.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn, tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN