Xét xử ly hôn vắng mặt

xu-ly-hon-vang-matNăm 2006, anh X. và vợ đã đăng ký kết hôn ở quê vợ tại tỉnh Quảng Bình, nhưng vợ của anh chưa nhập hộ khẩu vào gia đình anh.

Năm 2007, gia đình anh chuyển hộ khẩu vào TP.HCM, vợ anh bỏ nhà đi mang theo giấy đăng ký kết hôn và một số tài sản khác như tiền bạc, xe máy... Trong trường hợp này, nếu anh X. muốn xin ly hôn thì làm thủ tục thế nào?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin vtư vấn ly hôn như sau:

Theo quy định của pháp luật, với những trường hợp vắng mặt của đương sự, tòa vẫn xét xử cho ly hôn. Do đó, anh X. có quyền gửi đơn đến TAND cấp huyện nơi vợ anh có hộ khẩu thường trú để yêu cầu giải quyết ly hôn. Do vợ anh bỏ nhà đi, nên nếu được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, thì theo quy định tại khoản 2 điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự, tòa án vẫn xét xử vắng mặt đương sự.

Sau khi bản án tòa án tuyên cho phép anh được ly hôn có hiệu lực pháp luật (không bị kháng cáo, kháng nghị), anh có thể tiếp tục lập gia đình.

Theo quy định, viện trưởng viện kiểm sát có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm để yêu cầu tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Thời hạn kháng nghị tối đa 30 ngày kể từ ngày viện kiểm sát cùng cấp (với tòa xét xử sơ thẩm) nhận được bản án.

Thời hạn kháng cáo mà pháp luật dành cho vợ anh là 15 ngày kể từ ngày tòa tuyên án; hoặc ngày vợ của anh nhận được bản án; hoặc ngày niêm yết bản án. Trong trường họp xét xử vắng mặt, tòa án sẽ tiến hành niêm yết bản án. Nơi niêm yết bản án sẽ là trụ sở TAND nơi đã xét xử sơ thẩm và UBND phường (xã) nơi cư trú của vợ anh .

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN