Ly hôn -Tranh chấp con cái
- Chi tiết
- Viết bởi Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh, uy tín, giá rẻ
Vợ chồng anh tôi cưới nhau từ năm 2008 và sống ở Thanh Hóa, năm 2009 thì sinh con, 2010 thì chuyển về Bình Dương sinh sống cùng cha mẹ tôi. Nhưng lúc này thì mâu thuẫn giữa chị dâu tôi và gia đình chồng phát sinh, chi tôi chê nhà tôi nghèo, đòi ra ở riêng, cãi nhau với mẹ tôi mấy lần.
Anh tôi thương con nên đồng ý ra ở riêng, nhưng được hơn 2 tháng thì vợ chồng ly thân vì anh tôi không chịu được tính tình của vợ đồng thời bắt gặp vợ đi "cafe chòi" với người khác... Anh tôi đã đem con bỏ đi lên Sài Gòn làm ăn.
Đến nay cháu tôi đã được 38 tháng, chị dâu tôi đưa đơn ra tòa xin ly dị và kiện anh tôi bắt cóc con.
Trong gần 2 năm anh tôi bỏ đi thì ông bà nội thay nhau lên chăm sóc cháu, hiện cháu tôi rất ngoan, khỏe mạnh. Cũng trong thời gian đó thì chị dâu tôi vẫn ở Bình Dương làm việc nhưng không một lời hỏi thăm hay liên lạc với anh tôi để hỏi thăm con.
Trước đây khi còn ở chung với cha mẹ tôi chị tôi đã có lần tự ý bế con bỏ đi hơn 1 tháng. Sau đó anh tôi đón về chung sống bình thường 1 thời gian, rồi viết "giấy tay" cho cha mẹ tôi với nội dung: không có điều kiện chăm con nên nhờ ông bà nội nuôi cháu (có nhân chứng).
Gia đình tôi không chấp nhận người con dâu mất hết đức tính như vậy, anh tôi cũng thế nên không đồng ý tái hợp.
Vậy, thưa Luật sư: Chị dâu tôi kiện anh tôi bắt cóc con, đòi ly dị chồng và nuôi con thì gia đình tôi có khả năng tranh chấp đứa bé hay không? (điều kiện gia đình tôi giờ đã khá hơn rất nhiều, anh tôi có việc làm ổn định thu nhập 3-4tr, hộ khẩu gia đình anh tôi đã được tách ra và ở Bình Dương, còn gia đình chị dâu tôi tận Thanh Hóa).
Nếu chị dâu tôi dành được quyền nuôi con thì gia đình tôi có quyền yêu cầu không được mang cháu ra khỏi Bình Dương được hay không?
Nhờ Luật sư tư vấn giúp.
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn ly hôn tốt nhất như sau:
Việt Nam không có luật nào qui định việc cha đẻ đang trong thời kỳ hôn nhân với vợ mà đưa con ruột của mình về nơi khác nuôi nấng, chăm sóc chu đáo là bắt cóc, do đó việc chị dâu của bạn kiện anh bạn tội bắt cóc con là không có căn cứ. Riêng việc đòi quyền nuôi con sau khi ly hôn thì chị dâu của bạn có quyền bởi Luật hôn nhân - gia đình có qui định tại điều 92. Trường hợp này đứa trẻ đã 38 tháng tuổi nên không còn bị điều chỉnh bởi nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng sau khi ly hôn nếu các bên liên quan không có thỏa thuận nào khác. Anh của bạn nên tập hợp mọi chứng cứ về việc có điều kiện, khả năng nuôi dạy con tốt hơn chị dâu để được Tòa xem xét khi quyết định quyền nuôi con.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ , tư vấn ly hôn tốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
- Ly hôn đơn phương khi chưa làm giấy đăng ký kết hôn (09/10/2022)
- chung sống như vợ chồng khi chưa đăng ký kết hôn (20/09/2022)
- Mang bầu có quyền đơn phương ly hôn hay không? (20/09/2022)
- Thủ tục đơn phương xin ly hôn và chia tài sản khi ly hôn (08/09/2022)
- Tôi vừa sinh con được 2 tháng có thể ly hôn được không? (08/09/2022)
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn luật hôn nhân gia đình giúp (08/09/2022)
- Kết hôn với người làm trong ngành công an (08/09/2022)
- Tư vấn ly hôn đơn phương, thủ tục ly hôn và chi phí thế nào? (05/09/2022)
- Giao tài sản cho con sau ly hôn đơn phương (23/08/2022)
- Ly hôn đơn phương nhưng vợ gây khó (23/08/2022)
- Vợ muốn ly hôn đơn phương nhưng tôi không đồng ý (23/08/2022)
- Tôi muốn ly hôn đơn phương (23/08/2022)
- Em muốn tư vấn về ly hôn đơn phương (23/08/2022)
- Tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn đơn phương (23/08/2022)
- Xử lý tài sản khi ly hôn đơn phương (23/08/2022)