Chia tài sản và quyền nuôi con khi ly hôn

chia-ts-quyen-nconvợ tôi không muốn chung sống với tôi nên vợ tôi làm đơn ra tòa ly hôn với tôi. thứ nhất,vợ tôi không có tên trong hộ khẩu nhà tôi.thứ hai,vợ chồng tôi phải phụ thuộc kinh tế bố mẹ,hai vợ chồng từ khi kết hôn không có việc làm .thứ ba,vợ chồng tôi có một đứa con hai tuổi.

 

vậy theo luật sư khi ra tòa tôi có phải đền bù hay chia tài sản cho vợ tôi không và đứa con hai tuổi ai sẽ là người được nuôi . xin luật sư tư vấn giúp

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn ly hôn như sau:

1. Đối với tài sản chung:

Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về tài sản chung vợ chồng như sau:

“Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.”.

Do vậy, nếu vợ chồng bạn có tài sản chung thì khi ly hôn mới phải chia theo quy định pháp luật. Nếu không có tài sản chung thì không có căn cứ để Tòa án giải quyết chia tài sản.

2. Đối với việc nuôi con sau khi ly hôn:

Khoản 2, Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

"Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác."

Do vậy, đứa con 2 tuổi của vợ chồng bạn sẽ do vợ bạn trực tiếp nuôi sau ly hôn. và bạn được quyền thăm nom con. Tuy nhiên, sau khi ly hôn vợ bạn nuôi con không tốt ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển về thể chất và tinh thần của con, thì sau khi con đủ 3 tuổi bạn có thể yêu cầu Tòa án buộc vợ bạn phải giao con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 93 LHN&GĐ sau đây:

"Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.”.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN