Có thể thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn
- Chi tiết
- Viết bởi Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh, uy tín, giá rẻ
Nếu không thỏa thuận được với vợ cũ về việc nuôi con, anh có quyền làm đơn đề nghị TAND cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) xem xét, giải quyết. Nếu thấy việc ở với bố sẽ đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho đứa trẻ, Tòa án sẽ quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Tại Điều 92, Luật Hôn nhân và Gia đình (LHNGĐ) quy định nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên sau khi cha mẹ ly hôn. Còn Điều 94, LHNGĐ quy định sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con, người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo quy định này, anh có quyền được thăm nom con sau khi ly hôn. Vợ cũ và gia đình vợ cũ của anh không có quyền cản trở anh thăm nom con trừ trường hợp có quyết định của tòa án hạn chế quyền thăm nom con đối với anh.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc thăm nom, đưa con đi du lịch sau khi ly hôn. Do đó, việc anh muốn đưa các con đi chơi, về thăm ông bà nội vào kỳ nghỉ hè cần phải được sự đồng ý của vợ cũ. Nếu những điều này được anh và vợ cũ thỏa thuận từ trước, vợ anh phải chấp nhận thực hiện theo đúng thỏa thuận.
Trường hợp vợ cũ của anh cố tình cản trở anh thăm nom, chăm sóc các con, anh có quyền đề nghị chủ tịch UBND cấp xã nơi vợ cũ của anh cư trú xử phạt hành chính hành vi ngăn cản quyền thăm nom giữa anh và các con với hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Thắc mắc về việc vợ cũ đưa con đi nước ngoài sinh sống có cần được sự đồng ý của anh hay không, tại Điều 92, Luật LHNGĐ quy định việc nuôi con, chăm sóc, giáo dục con được căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Vì vậy, việc đưa trẻ em ra nước ngoài để có điều kiện tốt hơn về giáo dục, y tế là một việc làm phù hợp pháp luật (trừ khi đưa trẻ em đến những quốc gia có chiến tranh, dịch bệnh, quốc gia chậm phát triển…).
Hơn nữa, pháp luật Việt Nam quy định việc xuất cảnh của trẻ em dưới 14 tuổi chỉ cần có giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của bố hoặc mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp. Do đó, trong trường hợp này, vợ anh (mẹ, đồng thời là người giám hộ của con anh) hoàn toàn có quyền đưa con ra nước ngoài mà không cần có sự đồng ý của anh.
Về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định tại Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình như sau: "Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên".
Căn cứ theo quy định này, anh có thể trao đổi việc thay đổi nuôi, giữ con với vợ cũ. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, anh có quyền làm đơn đề nghị TAND cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) xem xét, giải quyết. Nếu thấy việc ở với bố sẽ đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho đứa trẻ, tòa án sẽ quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con (giao con cho anh) theo quy định của pháp luật.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Thuận tình ly hôn và giành quyên nuôi con 5 tháng tuổi (09/10/2022)
- Tranh chấp quyền nuôi con khi kinh tế 2 người ngang nhau (09/10/2022)
- Tư vấn 2 vợ chồng sống chung có thể đơn phương bán tài sản không? (08/09/2022)
- Chia tài sản chung của vợ chồng, thành tài sản riêng của chồng,khi vẫn trong hôn nhân (08/09/2022)
- Tư vấn về quyền thừa kế tài sản sau khi chồng mất vì tai nạn (08/09/2022)
- Con muốn lấy lại tài sản đã chia cho con sau khi cha mẹ ly hôn (23/08/2022)
- Tư vấn thủ tục ly hôn (07/08/2022)
- Tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng là tài sản riêng? (07/08/2022)
- Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định về chia tài sản khi ly hôn (07/08/2022)
- Làm thế nào chứng minh tài sản riêng khi ly hôn? (30/07/2022)