Thuận tình ly hôn, vợ chồng không phải ra tòa

thuan-tinh-ly-hon-vcĐây là một trong những đề xuất "táo bạo” được Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân & Gia đình đưa ra lấy ý kiến tại cuộc họp Ban soạn thảo lần 3 mới đây.

Theo qui định hiện hành, khi vợ chồng mâu thuẫn, không muốn tiếp tục chung sống cùng nhau thì có thể xin Tòa án giải quyết ly hôn. Sau khi nhận đơn xin ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành, thì thu thập chứng cứ rồi mở phiên tòa xét xử và có thể tuyên cho ly hôn, hoặc bác đơn xin ly hôn.

Theo đó, thời hạn chuẩn bị xét xử một vụ án ly hôn kéo dài từ 4-6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, thời hạn mở phiên tòa từ 1-2 tháng kể từ ngày quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp đủ điều kiện thuận tình ly hôn thì Tòa mới ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa.

Xuất phát từ thực tế trên, nhằm đơn giản hóa về mặt thủ tục hành chính cũng như giúp các cặp vợ chồng thuận tình ly hôn bớt được cảnh nặng nề khi ra tòa, Ban soạn thảo Dự án sửa đổi Luật Hôn nhân & Gia đình sửa đổi đưa ra đề xuất: Với những cặp vợ chồng thuận tình trong ly hôn và không có tranh chấp về tài sản, con cái thì có thể giải quyết việc ly hôn thông qua thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch. Đề xuất này đã nhận được rất nhiều sự đồng tình.

"Hành chính hóa giải quyết các trường hợp thuận tình ly hôn và không có tranh chấp về con cái, tài sản là rất cần thiết. Do đó, việc sửa luật theo hướng này sẽ là bước đột phá hành chính rất lớn vì việc giải quyết ly hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ đơn giản hơn nhiều so với giải quyết tại Tòa án. Đây cũng là cách nhiều nước đã áp dụng”-ông Phạm Xuân Phương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho biết.

Đồng quan điểm, Luật gia Giang Quyết cũng cho rằng, đây là một giải pháp giúp những người thuận tình ly hôn tránh được những phức tạp về thủ tục, thời gian cũng như tinh thần khi phải "đối mặt” với Tòa án khi ly hôn. Cũng theo Luật gia Giang Quyết, đối với trường hợp thuận tình ly hôn, Tòa án có vai trò hòa giải, nếu cả hai vẫn đồng ý ly hôn, không có tranh chấp về tài sản, về quyền nuôi con thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa. Như vậy xét về tính chất, đối với những vụ thuận tình ly hôn, Tòa án không phải làm nhiệm vụ xét xử, phân định đúng sai hoặc giải quyết những tranh chấp giữa các đương sự.

Đại diện Viện Gia đình và giới, Viện Khoa học xã hội Việt Nam cũng cho rằng, sửa luật lần này nên đơn giản hóa thủ tục thuận tình ly hôn. Nếu 2 người thuận tình, không có tranh chấp về tài sản, con cái thì chỉ cần ra xã, phường giải quyết là được.

Song lo ngại về những tranh chấp phát sinh hậu ly hôn, ông Tưởng Duy Lượng, Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao băn khoăn: với trình độ của cán bộ cấp xã như hiện nay, liệu có đủ "sức” giải quyết nếu xảy ra tranh chấp sau ly hôn? Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thừa nhận, với đội ngũ cán bộ tư pháp cấp xã như hiện nay chưa thực sự đủ sức giải quyết nhất là vấn đề thuận tình ly hôn được giải quyết tại cơ quan đăng ký hộ tịch còn là vấn đề mới ở nước ta. Tuy nhiên dự thảo Luật Hộ tịch cũng đang chuẩn bị báo cáo Chính phủ, trong đó có nội dung về chức danh hộ tịch viên thì đề xuất này là một phương án giảm quá tải nhiều cho ngành tòa án.

"Các vấn đề nêu trên cần được nghiên cứu kỹ trên cơ sở đảm bảo quyền lợi và thuận lợi cho người dân, khi đưa ra các quy định cần hạn chế các thủ tục hành chính phiền hà mới có thể phát sinh. Ở những cách tiếp cận khác nhau có quan điểm khác nhau, nhưng khi sửa đổi Luật phải đảm bảo các vấn đề về đạo đức, văn hóa và truyền thống dân tộc. Các quy định đưa ra cần phải nhìn từ giác độ con người chứ không phải để tiện cho quản lý nhà nước”- Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN