Luật Sư tư vấn giúp tôi về thuận tình ly hôn

chia-ts-quyen-nconTôi có 1 vấn đề li hôn xin các luật sư giúp; tôi xin trình bày sự việc cụ thể như sau:Tôi và vợ tôi kết hôn tháng 5 năm 2009 và có với nhau 1 bé trai hiện nay là 32,5 tháng.Tôi thì đi làm nuôi vợ ăn học và nuôi con, vợ tôi thì hiện tại vẫn là sinh viên năm 4 trường Đại học. Vì vợ tôi muốn tự do và muốn quản lý tôi nên đã bỏ tôi và con tôi đi từ tết 2012 đến nay (khoảng 4 tháng).

Chưa 1 lần về thăm con dù chỉ cách tôi và con khoảng 15 cây số. Vợ tôi ở trọ với bạn vợ để đi học, thỉnh thoảng tôi có gặp vợ xem tính tình có thay đổi không, nhưng vợ tôi luôn vậy. Nên tôi cũng không muốn dây dưa mối quan hệ này, vợ tôi cũng nhiều lần đòi li hôn. Nhưng tôi có nhiều việc phải làm nên chưa thực hiện. Hôm nay công việc cũng tạm ổn nên tôi muốn giải quyết việc li hôn giữa tôi và vợ. Hiện tại tôi nuôi con và cho đi trẻ bình thường, hiện tại tôi và con tôi sống nhà chị gái nên vấn đề chăm con có sự giúp đỡ của chị nên con tôi sống rất tôt và được yêu thương của các cô dù không có mẹ nó bên cạnh. Tình hình của gia đình tôi là vậy. Giờ tôi xin tư vấn các vấn đề sau:

1. Trường hợp tôi đơn phương li hôn: Bây giờ tôi li hôn thì thời gian tính quyền nuôi con vào lúc đưa đơn hay lúc bản án có hiệu lực? thời gian chờ tòa giải quyết là bao nhiêu tháng? và khi bản án có hiệu lực lúc đó con tôi đủ 36 tháng thì tôi được quyền nuôi con chắc chắn ko? (vì khi con tôi 36 tháng thì vợ tôi vẫn chưa ra trường và vợ tôi cũng ko có ý định dành nuôi con với tôi (tôi chỉ phòng vấn đề vợ tôi đổi ý dành con)).

2. Trường hợp 2 vợ chồng tôi đồng tình li hôn: thì cách tính thời gian quyền nuôi con có khác không ?

Tôi cũng xin nói thêm là về kinh tế để nuôi con sống tốt nhất thì tôi hoàn toàn chứng minh là tôi hơn vợ tôi. Nếu vợ tôi cố tình dành nuôi con thì khả năng chiến thắng việc nuôi con của tôi là bao nhiêu %. Xin các luật sư nhớ là vợ tôi đã tự ý bỏ tôi và con tôi đi hơn 4 tháng nay. Kính mong các luật sư cho tôi cách xử lý để tôi giành quyền nuôi con. Vì nó là tài sản lớn nhất mà tôi có, còn tôi không hiểu vì sao mẹ nó có thể bỏ rơi 1 đứa con đáng yêu như vậy mà không có 1 lý do giải thích hợp lý.

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn ly hôn tốt nhất như sau:

Điều 92 Luật Hôn nhân – Gia đình 2000 quy định: “Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.”

Như vậy, việc tòa án có chấp nhận cho các bên ly hôn hay không và trao quyền nuôi con cho ai hoàn toàn phụ thuộc vào sự đánh giá và suy nghĩ, cảm nhận “chủ quan” của vị Thẩm phán và cả Hội đồng xét xử. Đánh giá như thế nào, phụ thuộc vào khả năng chứng minh của anh, vợ anh và nguyện vọng, thái độ của mỗi người trong các phiên hòa giải cũng như xét xử.

Nếu con trai anh, tính đến thời điểm xét xử chưa lên 3 tuổi, thì về nguyên tắc (như quy định của pháp luật nêu trên), vợ anh sẽ có quyền nuôi con. Tuy nhiên, vợ anh cũng cần chứng minh các điều kiện để chăm sóc và giúp cháu phát triển về mọi mặt (tình cảm, tài chính, chỗ ở, học hành, vui chơi …)

Nói như vậy, không có nghĩa là vợ anh có quyền nuôi con trong mọi trường hợp. Ví dụ các ngoại lệ là vợ chồng thỏa thuận chồng là người nuôi con hoặc có các chứng cứ chứng minh người mẹ không đủ các điều kiện tối thiểu để nuôi con trong một thời gian tương đối dài …

Nhìn chung, không có một công thức cố định nào trong việc xác định quyền nuôi con thuộc về ai. Tuy nhiên, vì con trai anh còn quá nhỏ, Tòa án thường thiên về việc giao con cho người mẹ. Vì theo thiên chức, và theo lẽ tự nhiên, trẻ nhỏ bao giờ cũng cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng ân cần của người mẹ, người mẹ đương nhiên có lợi thế về mặt tình cảm hơn người cha (mặc dù người cha có thể rất dư dả về tài chính).

Mặt khác, giao con cho ai nuôi không có nghĩa là người còn lại không có quyền và trách nhiệm nuôi con. Vì luật quy định: Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên thì có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp dưỡng cho con do cha mẹ thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tôi xin có một số ý kiến trao đổi như vậy để anh hiểu hơn về thực tiễn giải quyết các tranh chấp tương tự như tranh chấp của anh. Tóm lại:

Nếu có tranh chấp về quyền nuôi con thì không phân biệt giữa đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn (Vì đơn phương hay thuận tình chỉ là hình thức của đơn khởi kiện/đơn yêu cầu);

Thời gian giải quyết vụ án về hôn nhân gia đình của Tòa án, theo quy định của pháp luật là 5 -6 tháng (trường hợp phức tạp có thể kéo dài 8 tháng);

Tại thời điểm xét xử, nếu con trai anh bước sang tuổi thứ ba thì quyền yêu cầu nuôi con của anh sẽ có các căn cứ mạnh mẽ hơn, trong điều kiện anh phải chứng minh được mình hoàn toàn có thể cho cháu một cuộc sống tốt nhất (không chỉ là về tài chính) và người mẹ của cháu không làm tốt trách nhiệm của một người mẹ. Quyền lợi về mọi mặt của cháu chính là nguyên tắc quan trọng nhất để tòa quyết định ai là người có quyền nuôi con.

Anh hỏi khả năng chiến thắng của anh là bao nhiêu thì không luật sư nào có thể trả lời cho anh, vì ngoài sự trình bày của anh còn phải phụ thuộc vào hồ sơ vụ án cũng như khả năng chứng minh của đương sự còn lại …

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ , tư vấn ly hôn tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN