Tư vấn về quyền nuôi con sau ly hôn
- Chi tiết
- Viết bởi Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh, uy tín, giá rẻ
Khi tôi có thai được 3 tháng, vợ chồng tôi cãi nhau và sống ly thân cho đến nay đã được 23 tháng. Do điều kiện kinh tế và mâu thuẩn với Ba Mẹ tôi nên chỉ thỉnh thoảng mua đồ cho bé mà không đưa tiền cấp dưỡng và cũng không muốn lui tới nhà của Ba Mẹ tôi. Khi chồng tôi muốn thăm con thì tôi ẳm con ra cho ảnh gặp. Nhưng đứng ở kẻ giữa 2 bên là Ba Mẹ và chồng tôi thấy mệt mỏi lắm. Và cả tôi và anh đều thấy không mặn mà với nhau, chỉ vì con mà gặp mặt nhau.
Tôi muốn ly hôn. Giờ con tôi đã được 16,5 tháng (dưới 3 tuổi) và hiện tại kinh tế của ảnh gặp khó khăn nên tôi nghĩ con sẽ do tôi nuôi dưỡng và tôi rất yêu con tôi, tôi cũng rất muốn được ở gần con, chăm sóc nuôi dạy con. Nhưng tôi muốn hỏi là sau này khi con tôi được 3 tuổi, chồng tôi kinh tế khá hơn (vì chồng tôi mở công ty - đi dạy học), còn tôi chỉ dạy học, thu nhập kém hơn, thì liệu sau này tôi có được quyền nuôi con tôi ko?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn ly hôn như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điểu 92 Luật hôn nhân gia đình năm 2000: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác”.
Vì vậy trong trường hợp của chị, cháu bé mới được 16,5 tháng tuổi (dưới 3 tuổi) sẽ được giao cho cho chị trực tiếp nuôi dưỡng nếu hai vợ chồng chị không có thỏa thuận khác.
Cũng theo quy định tại Điều 93 Luật hôn nhân gia đình năm 2000: “Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên”.
Vì vậy khi con chị được đủ 3 tuổi nếu chị chăm sóc cháu không đảm bảo sự phát triển bình thường của cháu (như không quan tâm cháu, không cho cháu đi học khi cháu đến tuổi đi học, hay thường xuyên đánh đập cháu ...) thì trong trường hợp này chồng chị có thể yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng cháu. Còn nếu chị thương yêu chăm sóc cháu, đảm bảo cho cháu phát triển bình thường thì không có lý do gì Tòa án tước quyền nuôi dưỡng trực tiếp cháu của chị kể cả trong trường hợp chồng chị có thu nhập cao hơn chị rất nhiều.
Thân chào chị!
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dich vu giai quyet thuan tinh ly hon
- giai quyet ly hon
- giai quyet ly hon thuan tinh
- ly hôn đơn phương
- mau don thuan tinh ly hon
- thu tuc ly hon thuan tinh
- thuận tình ly hôn
- thuan tinh ly hon
- tư vấn ly hôn
- tu van ly hon
- tu van ly hon don phuong
- tư vấn ly hôn nhanh
- tư vấn ly hôn đơn phương
- tư vấn về ly hôn
Thông tin luật cũ hơn
- Chưa ly hôn có được chia tài sản chung? (09/11/2022)
- Con muốn lấy lại tài sản đã chia cho con sau khi cha mẹ ly hôn (05/11/2022)
- Giao tai san cho con sau ly hon (05/11/2022)
- Tư vấn tài sản sau ly hôn (04/11/2022)
- Thoả thuận tài sản của vợ chồng (04/11/2022)
- Khi ly hôn tài sản của chồng được chia thế nào? (04/11/2022)
- Tư vấn phân chia tài san khi ly hôn (04/11/2022)
- Tư vấn việc phân chia tài sản khi ly hôn? (29/10/2022)
- Phân chia tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình (28/10/2022)
- Phân chia tài sản khi đơn phương ly hôn (28/10/2022)