Làm sao thay đổi người trực tiếp nuôi con

gianh-quyen-nuoi-con-hop-phapXin chào luật sư tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con ,tôi có một vấn đề cần nhờ luật sư giải đáp giúp tôi ! Tôi và chồng tui sống với nhau đã có 2 người con, sinh năm 2009 và 2012 ,vì đợt trước thấy bên chồng có đủ điều kiện sóc chăm và lo cho con, nên tôi đã đồng ý giao hai người con chung cho bên đó,

đến khi toà án ra quyết định, thì tôi phát hiện chồng không chăm sóc con đàng hoàng, việc gì cũng giao cho người giúp việc chăm con, còn chồng tôi dạo gần đây có quen với người phụ nữ khác nên đi làm về là qua bên phụ nữ đó đến tối mới về ! Nhà thì chỉ có hai đứa nhỏ và người giúp việc, nên tôi ko yên tâm, nhưng tôi được biết nếu như muốn thưa kiện thì phải có bằng chứng, nhưng tôi không thể mang bằng chứng ra vì ko ai làm chứng cho tui việc đó. Mặc dù tôi biết rõ là như vậy . Vì vậy tôi đã huỷ đơn và xin yêu cầu giành quyền nuôi hai con,nhưng vì điều kiện vật chất bên kia tương đối tốt con sợ họ sẽ nhờ người can thiệp để giành quyền nuôi con.

Hiện tại tôi chưa có công việc, nhưng nhưng tôi có một khoản tiền trong sổ tiết kiệm, và tôi đang chuẩn bị mở quán nước, như vậy tôi có đủ điều kiện giành quyền nuôi hai con không ? Và nếu yêu cầu bên kia trợ cấp, sẽ trợ cấp thế nào mới hợp lí, vì mỗi tháng hai người con tôi chi phí học và ăn uống là trên 10tr.

Có lần cãi nhau, chồng tôi còn cầm dao muốn đâm con tôi, tôi đã có nhờ chính quyền địa phương can thiệp, nhưng vì bên chồng có tiền nên thường hay qua lại với bên chính quyền,họ chỉ nói miệng và cho qua, tôi có thế lây đó làm căn cứ giành quyền nuôi con không. Nhưng sợ bên kia chối bỏ việc chồng tôi từng cầm dao doạ mẹ con tôi, giờ tôi phải làm sao để có thể giành quyền nuôi con và yêu cầu trợ cấp hợp lí! Hiện tại hai cháu ở bên nhà chồng vì trước đó tôi đã đồng ý giao con, nhưng giờ tôi muốn giành quyền nuôi con thì phải làm sao.

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn ly hôn tốt nhất như sau:

Thứ nhất, về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con:

Pháp luật hôn nhân gia đình với đặc thù của mình, đã quy định những điều khoản rất nhân văn nhằm tạo điều kiện cho những trẻ sống trong gia đình khuyết cha/mẹ được trưởng thành với những đảm bảo về vật chất và tinh thần tốt nhất có thể. Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.”  

Do vậy, nếu có căn cứ chứng minh chồng cũ của bạn - người trực tiếp nuôi con vi phạm các nghĩa vụ về chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng…của người được Tòa án trao quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì bạn có quyền đề nghị Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Như vậy, nếu bạn chứng minh được chồng cũ vi phạm các nghĩa vụ về chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng;… con, không đảm bảo được các quyền lợi và sự phát phiển tâm sinh lý bình thường của con thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con, chuyển quyền trực tiếp nuôi con từ chồng bạn sang bạn.

Nếu nộp đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, tại Tòa án, bạn phải chứng minh được:

Một là chồng cũ không tạo điều kiện đối với sự phát triển tinh thần, tâm sinh lý cho 2 cháu. Cụ thể bạn phải chứng minh (hoặc chồng/người giúp việc thừa nhận) có sự việc chồng bạn không chăm sóc, gần gũi con mà chỉ giao hoàn toàn cho người giúp việc. Như vậy, đối với độ tuổi các cháu còn nhỏ, đang trong quá trình học hỏi và hình thành nhân cách, đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, vì thế cần vai trò của người mẹ hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, đã từng có thời điểm chồng cũ của bạn dùng dao uy hiếp mẹ con bạn. Mặc dù nhờ chính quyền địa phương can thiệp nhưng chỉ hòa giải bằng lời nói mà không lập biên bản (tình tiết này theo như bạn cung cấp thông tin, không ai làm chứng cho bạn nên khó có thể được Tòa án chấp nhận. Tuy nhiên, bạn cứ đề cập vào nội dung vụ việc này để Tòa án đánh giá)

Hai là bạn đủ điều kiện vật chất đảm bảo sự phát triển của con. Bạn có dự định mở quán nước và có khoản tiền tiết kiệm Tại ngân hàng. Tuy nhiên, bất lợi của bạn chính là không có việc làm ổn định. Như vậy, bạn có thể chứng minh số tiền tiết kiệm có thể đảm bảo điều kiện vật chất cho con. Đồng thời, bạn cần đẩy nhanh trên thực tế dự định mở quán nước. Sau đó, khi đã đi vào hoạt động một thời gian, bạn mới có thể chứng minh thu nhập thường xuyên và ổn định từ quán nước.

Ngoài ra, khi bạn nộp đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con bạn, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần để quyết định về việc thay đổi quyền nuôi con. Trường hợp này, bạn có 2 người con: 1 người con 5 tuổi và 1 người con 2 tuổi (đều dưới 9 tuổi). Cho nên, xét về mặt tình cảm, đạo đức, phương pháp nuôi dạy con cái, bạn với vai trò là người mẹ, bạn có lợi thế hơn rất nhiều trong việc giành quyền trực tiếp nuôi con.

Do đó, chúng tôi khuyên bạn đợi một thời gian khi quán nước đã phát sinh doanh thu ổn định, bạn mới tiến hành nộp đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con lên Tòa án, đồng thời phải cung cấp những căn cứ chứng minh con bạn không được bảo đảm quyền lợi phát triển toàn diện khi sống cùng bố để Tòa án xem xét, quyết định như đã phân tích ở trên. Và căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau nhau được đánh giá một cách toàn diện nhằm bảo đảm quyền lợi cho 2 cháu, Tòa án có thể sẽ quyết định cho bạn được quyền trực tiếp nuôi 1 hoặc cả 2 cháu.

Thứ hai, về cấp dưỡng nuôi con:

Căn cứ các khoản a, b, c Điều 11 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn Điều 92 Luật Hôn nhân gia đình như sau:

“a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.”

Như vậy, về tiền cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng, bạn và chồng cũ nên thỏa thuận với nhau. Nếu không thỏa thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng nuôi con hợp lý và hình thức cấp dưỡng sẽ là cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ , tư vấn ly hôn tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN